Roi loan cam giac giac quan

Thế nào là sự quân bình cảm giác
Sau khi sinh ra, hệ thống thần kinh của trẻ bắt đầu tiếp xúc với môi trường bên ngoài qua 5 giác quan : Nhìn – nghe – sờ chạm – nếm – ngửi và 2 năng lực : Khả năng thăng bằng và sự cảm nhận về bản thân. Chúng ta thấy rằng trẻ tiếp xúc với thế giới qua các giác quan, trẻ học tập qua giác quan và phát triển vận động để tự lập và khởi đầu trong mối quan hệ. Giai đoạn cảm giác vận động là giai đoạn khởi đầu của quá trình phát triển nhận thức (Piaget).
Với một trẻ bình thường, thì sự phát triển giác quan sẽ giúp cho trẻ có khả năng giao tiếp bằng cái nhìn, phân biệt được khuôn mặt của người mẹ và những người khác . Trẻ cũng nhận ra những âm thanh quen thuộc từ lời ru của mẹ, tỏ ra khó chịu với những âm thanh ồn ào và thư giãn với tiếng nhạc. Đặc biệt là xúc giác và vị giác giúp cho trẻ cảm thấy yên ổn, dễ chịu với sự ôm ấp vuốt ve của người mẹ. Thích thú hưởng thụ vị ngọt của sữa và phản ứng với các vị khác. Tất cả những phát triển đó giúp cho trẻ có được sự quân bình về giác quan và phát triển một cách hài hòa.

Thế nhưng, với trẻ có tình trạng tự kỷ thì không như vậy. Sự cảm nhận hay tiếp thu các cảm giác của các em không quân bình. Có trẻ thì quá nhạy cảm, có trẻ thì quá thờ ơ với những tác động của ánh sáng, âm thanh, sự sờ chạm và các hương vị của thức ăn, đồ uống.
Khi trẻ không có được sự quân bình về giác quan , ta gọi đó là tình trạng rối loạn cảm giác hòa nhập cảm giác , hay tình trạng rối loạn quân bình cảm giác ( Sensory Processing Disoder ) hoặc ngắn gọn là rối loạn cảm giác. Sự mất quân bình về cảm giác sẽ tạo ra những phản ứng và hành vi không bình thường. Điều này sẽ khó hiểu nếu không có sự quan tâm đến khả năng tiếp nhận cảm giác của trẻ.

Rối loạn cảm giác có thể hiện diện trong nhiều lãnh vực phát triển khác nhau của trẻ như nhận thức, vận động, xã hội/cảm xúc, âm ngữ/ngôn ngữ hay chú ý. Khi có khó khăn về cảm giác, trẻ không thể phản ứng một cách phù hợp với những cảm giác đã tiếp nhận cũng như sẽ có những khó khăn không thích nghi với môi trường bên ngoài.
Chính những rối loạn về giác quan ( Nhìn /nghe / sờ chạm /sự quân bình và sự cảm thụ bản thân) đã góp phần quan trọng vào những khó khăn trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:
Có những phản ứng quá mức hay dưới mức bình thường với các cảm giác thông qua các giác quan .
Có sự tăng động hoặc ngược lại, quá thụ động
Kém tập trung , có hành vi cẩu thả hay bốc đồng.
Vụng về và Kém khả năng thích nghi với môi trường
Chậm nói và chậm phát triển về vận động
Khó kiểm soát cảm xúc ( dễ cười/khóc hay cáu gắt ) và không có khả năng tự ổn định.
Như vậy, rõ ràng tình trạng mất quân bình về khả năng tiếp nhận cảm giác, đặc biệt là ở trẻ tự kỷ (ASD) cũng như tăng động – kém chú ý ( ADHD) đã là tác nhân đưa đến các kinh vương não bộ chúng ta thường cho rằng, đó là do các nguyên nhân khác về thần kinh hay tính khí.
Khi đứng trước một tác nhân hay một thông tin có liên quan đến giác quan – thì tiến trình nhận biết và phản ứng của trẻ sẽ như thế nào ? Giai đoạn đầu tiên của quá trình Xử lý cảm giác là Tiếp nhận, điều này diễn ra khi đứa trẻ có ý thức về cảm giác. Giai đoạn thứ hai là Chuyển hướng, khi đứa trẻ bắt đầu chú ý đến cảm giác. Giai đoạn tiếp đến là giai đoạn Diễn giải, khi đứa trẻ cảm nhận được điều gì đang xảy ra. Cuối cùng là giai đoạn Tổ chức, khi đứa trẻ sử dụng các thông tin để đưa ra một phản ứng. Phản ứng có thể là một hành vi biểu lộ cảm xúc, một hành động của cơ thể, hoặc một phản ứng về nhận thức. Dĩ nhiên là hầu như các giai đoạn này sẽ diễn ra một cách tự động và nhanh chóng để đưa đến một phản ứng gần như là tức thời của đứa trẻ.di chứng não

Good day Jin,

Thank you for your forum post.

I would recommend using the Move Tool from SketchUp as per screenshot below.

Click on the Move Tool > Move your cursor to the cupboard, it should outline blue.
Left click on the corner of cupboard.
Drag it to your desired position. (an area on a wall, etc)
Left click again.

I hope this helps.

Move tool.png